Nét Văn Hóa Người Miêu Tại Phượng Hoàng Cổ Trấn
10/08/2023
Người Miêu là một trong những biểu tượng cho những nét đặc sắc văn hóa mà bạn không thể bỏ qua khi ghé Phượng Hoàng Cổ Trấn. Đến đây bạn sẽ được trải nghiệm những trò chơi dân gian hay những cánh áo vô cùng lộng lẫy.

 

Sơ lược về Phượng Hoàng Cổ Trấn

Phượng Hoàng Cổ Trấn - thị trấn cổ với niên đại hơn 3000 năm mang trong mình nét đẹp trầm mặc, cổ kính.  Bốn bề xung quanh được bao bọc bởi sông nước hữu tình và núi non trùng điệp, ví như “chốn bồng lai tiên cảnh nơi hạ giới” làm say đắm biết bao tâm hồn du khách khi đến đây.

 

Phượng Hoàng Cổ Trấn cũng là mái nhà chung của hơn 55 dân tộc thiểu số và trong đó, người Miêu là nhóm đông dân đứng thứ 5. Không chỉ là cư dân sinh sống bình thường, người Miêu còn mang trong mình một trọng trách quan trọng là bảo tồn và giữ lửa những giá trị văn hóa tốt đẹp lâu đời của thị trấn cổ. Để hiểu rõ hơn về Văn hoá người Miêu ở Phượng Hoàng Cổ Trấn mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé! 

 

Trang phục và phong tục tập quán của người Miêu

 

Trang phục của người Miêu

Các cô gái người Miêu thường yêu thích những trang phục lộng lẫy, phóng khoáng có màu sắc tương phản cao như đỏ, đen, trắng vàng và xanh dương. Những màu này đều là những màu sắc có sắc độ mạnh. Mặc trang phục được may thêu và trang điểm phụ kiện trên đầu, trên cổ và trên áo, đeo trang sức trên cổ tay đã góp phần làm nên nét độc đáo của trang phục người Miêu.

Trang phục của người Miêu được phân biệt với nhau bởi độ tuổi và nguồn gốc xuất xứ của mỗi người. Một bộ trang phục gồm những phần như sau: bên trong là áo cánh cổ lớn và ống tay nhỏ còn khoác ngoài là một chiếc váy xếp. Váy của người Miêu thường từ 30 - 40 lớp, rất nặng, được trang trí bằng kim tuyến màu sáng, họa tiết tự may một cách tỉ mỉ và khéo léo. Thông thường những bộ trang phục được lưu truyền qua nhiều thế hệ và khi may trang phục, các cô gái Miêu thường tự tay làm hết mọi thứ, bắt đầu tự dệt vải, may và thêu tay hết tất cả các họa tiết trên bộ trạng phục. Vậy nên một bộ trang phục có thể mất đến 2 năm để hoàn thành.

Điểm nổi bật của trang phục người Miêu có lẽ chính là những phụ kiện bạc mà họ mang lên người. Họ có thể mang đến 7 chiếc vòng cổ và nặng tới 2 kg. Đa số những phụ kiện đều được làm từ bạc. Người Miêu tin rằng bạc thể hiện vị trí trong gia đình, càng nhiều thì địa vị càng cao, tượng trưng cho sự thịnh vượng và may mắn và có sức mạnh xua đuổi tà ma.

 

Bên cạnh đó, văn hóa và lịch sử của người Miêu được thể hiện hết qua hoa văn thêu tay ở trang phục của họ. Người Miêu không có chữ viết riêng mà thay vào đó họ thêu lại câu chuyện của họ trên các bộ trạng phục, bao gồm các truyền thuyết, nguồn gốc, tổ tiên và phong tục.

Phong tục tập quán của người Miêu

Lễ hội: Người Miêu có rất nhiều lễ hội và ngày lễ truyền thống, đặc biệt là vào mùa xuân và mùa thu. Lễ hội thường có các hoạt động như văn hóa nghệ thuật, hát nhảy, thi đấu trò chơi và đánh trống. Người Miêu có 2 lễ hội chính trong năm là  lễ Khiêu Hoa và hội đua thuyền Rồng.

 

Tôn giáo:  Về tôn giáo, tín ngưỡng, họ chủ yếu sùng bái tự nhiên, sùng bái Tô-tem và thờ cúng tổ tiên. Xã hội truyền thống của họ mê tín quỷ thần, ưa chuộng phù thủy. Lễ hội của người dân tộc Miêu (Trung Hoa). Mấy ngàn năm nay, Miêu tộc vẫn luôn tin vào thuật phù thủy.

 

Văn hóa ẩm thực: Món ăn của người Miêu có nhiều đặc trưng và đa dạng. Đồ ăn của họ thường có gia vị đậm đà và đặc trưng của vùng đất. Một số món ăn nổi tiếng của người Miêu là Súp dưa muối đậu phụ, Cá muối người Miêu,...

Trang phục: Trang phục của người Miêu thường có hoa văn phức tạp, sắc màu rực rỡ, tương phản và đặc trưng. Trang phục của họ thường được làm bằng lụa đóng, tơ tằm hoặc vải bông. Họ tự tay làm trang phục của họ và được lưu truyền qua nhiều thế hệ

 

Nghệ thuật thêu: Nghệ thuật thêu của người Miêu rất phong phú và đa dạng. Họ thường sử dụng các màu sắc tươi tắn và các hoa văn phức tạp để tạo ra các tác phẩm thêu đẹp mắt và tinh tế. Người Miêu thêu văn hóa, lịch sử của dân tộc họ lên bộ trạng phục tựa như tiếng nói riêng của họ.

 

Kết hôn: Theo truyền thống của người Miêu, tất cả các cô gái đều phải có một bộ trang sức bằng bạc mới đủ điều kiện để lập gia đình. Bạc đối với những người phụ nữ rất quan trọng, bởi người Miêu tin rằng người con gái sẽ không thể lập gia đình nếu họ không sở hữu một bộ trang phục bằng bạn thích hợp. Thậm chí, nhiều gia đình còn phải tiết kiệm 10 năm trời để có được số bạc cần thiết cho con gái đi lấy chồng. “Bộ trang phục bằng bạc thể hiện sự giàu có gia đình một cô gái.”

 

Nghề truyền thống và thủ công mỹ nghệ của người Miêu

 Nghề sản xuất vải lụa và thảm dệt tay

Nghệ thuật thêu tay truyền thống của dân tộc Miêu ở Trung Quốc được xem là nét văn hóa đặc trưng không chỉ đối với dân tộc Miêu mà nó còn là nét văn hóa của người Trung Quốc.

Để sản xuất vải lụa, người Miêu thường trồng tơ dừa và nuôi tằm. Sau đó, họ sử dụng kỹ thuật dệt thủ công để tạo ra những sợi tơ mịn và chắc chắn, từ đó sản xuất ra các loại vải lụa như vải lụa đen, vải lụa trắng, vải lụa màu đỏ, vải lụa họa tiết, vải lụa phủ kim và vải lụa vân đồng.

 

Để thêu tay, người Miêu sử dụng các kỹ thuật thêu tay truyền thống, như thêu dày, thêu mỏng, thêu lệch tâm, thêu hoa văn, thêu đính đá và thêu tay gân. Nội dung, họa tiết trang phục phần lớn lấy cảm hứng từ khung cảnh sống động của cuộc sống hằng ngày, đóng vai trò quan trọng trong việc biểu đạt ý nghĩa và phân biệt dòng tộc, chi tộc cũng như ngôn ngữ. Những ghi chép bằng hình ảnh này được chuyên gia học giả tôn vinh là "Sử thi trên trang phục".

 Sản phẩm thủ công khác của người Miêu

Những cửa hàng địa phương tại đây thường treo xương đầu trâu, dê và một số loài động vật còn nguyên sừng trước cửa. Những loài có sừng được người Miêu coi là con vật thần thánh để hiến tế trong các nghi lễ hoặc tạo nên các vật dụng thường ngày.

 

Khách du lịch khi đến Miêu trại sẽ bắt gặp nhiều cửa hàng bán đồ làm từ bạc và sừng. Đặc biệt là những chiếc lược sừng trâu, bò do người dân địa phương làm ra để mang về làm quà lưu niệm độc lạ.

 Tìm Hiểu Về Truyền Thống Người Miêu Trại

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về những nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Miêu thì Phượng Hoàng Cổ Trấn chính là địa điểm giúp bạn có thể có được những trải nghiệm sâu sắc và trọn vẹn nhất. Hiện nay, người Miêu là một trong những dân tộc thiểu số chiếm đến một nửa dân số tại Phượng Hoàng Cổ Trấn.

 

Những làng nghề truyền thống của người Miêu

Làng làm lục bình: Một loại đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống. Các sản phẩm đa dạng, phong phú với nhiều mặt hàng như đồ trang trí, nội thất, đồ dùng trong gia đình,... đều được tạo ra bởi đôi bàn tay khéo léo, sự tỉ mỉ, chỉn chu và tâm huyết của người Miêu và có tính thẩm mỹ cao.

 

Làng làm đèn lồng: Những chiếc đèn lồng ở đây được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, mang nhiều hình dáng, màu sắc đa dạng. Đèn lồng chính là biểu tượng đặc trưng, mang bản sắc riêng của Phượng Hoàng Cổ Trấn.

Làng làm áo dài đỏ: Áo dài đỏ là một trong những bộ trang phục truyền thống đặc trưng của người Miêu. Từ khâu chọn chất liệu vải để may cho đến quy trình đều được người Miêu tỉ mỉ và chọn lựa kỹ càng, đường nét hoa văn tinh xảo.

Làng làm gạo nếp: Gạo nếp ở đây được trồng bằng phương pháp tự nhiên, không sử dụng hóa chất, có hương vị đặc trưng, thơm ngon và dẻo mịn, được nhiều người ưa chuộng.

van-hoa-nguoi-mieu-9-1680598611.jpg

Những lễ hội đặc sắc của người Miêu

Ngoài những địa điểm tham quan độc đáo, Phượng Hoàng Cổ Trấn còn là một điểm đến tâm linh với nhiều nghi lễ tôn giáo và phong tục truyền thống đặc sắc. 

 

Lễ Khiêu Hoa: là một trong những lễ hội truyền thống của người Miêu, được tổ chức vào tháng 5 dương lịch hàng năm, là dịp để mọi người cùng nhau tập trung ăn uống và tham gia các hoạt động đặc sắc, náo nhiệt như múa sạp, chọi trâu, đua ngựa, đấu vật, bắn tên, diễu hành và cả những tiết mục múa trên nền nhạc truyền thống của dân tộc.

Lễ hội đua thuyền rồng: Là một trong những lễ hội truyền thống của dân bản địa nơi đây, được tổ chức vào tháng 6 hàng năm. Một điều đặc biệt của cuộc thi này là những “tay đua” thuyền phải vừa đứng vừa chèo để hoàn thành chặng đua dài khoảng 400 trong thời gian 2 phút. Sau cuộc đua, ban tổ chức mở thêm phần thi bơi lội và bắt vịt trên sông làm tăng thêm tính hấp dẫn cho những người tham gia.

van-hoa-nguoi-mieu-11-1680598611.jpg

Tết Trung thu: Được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Trong ngày này, có nhiều hoạt động hấp dẫn mà du khách có thể trải nghiệm cùng với người dân bản địa như rước đèn, phá cỗ, múa lân, biểu diễn văn nghệ…

Trên đây là những nét đặc trưng về con người và văn hóa của Phượng Hoàng Cổ Trấn. Nếu có dịp hãy ghé thăm vùng đất này để trải nghiệm nhiều điều thú vị tại đây nhé!

Ngoài ra, nếu bạn đang băn khoăn tìm một đơn vị tổ chức tour du lịch Trung Quốc thì hãy ghé thăm website của Amega https://amegatours.com/vi hoặc liên hệ hotline 024. 3783.3570/ 0363 896 255 để nhận sự tư vấn nhiệt tình và miễn phí từ nhân viên nhé!

(Nguồn ảnh: Amega và các nguồn sưu tập khác. Nếu bạn là tác giả thì xin vui lòng liên hệ qua website hoặc hotline để được hỗ trợ)


Bài viết liên quan
Du xuân Trung Quốc có gì thú vị? Bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước những công trình kiến trúc chùa chiềng vĩ đại và linh thiêng. Bên cạnh đó, bạn còn được tận hưởng không khí lãng mạn và chút se lạnh trên con đường đầy những cánh hoa anh đào
Món ngon Hàng Châu có gì? Hàng Châu, nơi được mệnh danh là thiên đường hạ giới còn có nhiều đặc sản tuyệt vời khiến bạn không thể quên.
Quý Châu là một trong những điểm du lịch mới của Trung Quốc được mệnh danh là “tiên giới”.
Vạn Lý Trường Thành Thành là biểu tượng của du lịch Trung Quốc. Vậy tại sao lại là biểu tượng? Có gì thú vị về bức tường thành dài nghìn ki-lô-mét này.
Lễ Thất Tịch hay còn gọi là Valentine của Châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng. Vậy đó là gì? Cùng Amega tìm hiểu ngay nhé!
Bãi Dài Phú Quốc được tạp chí Forbes bình chọn là 1 trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh. Bởi vậy cũng dễ hiểu khi nơi đây đón hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước mỗi năm. Bãi Dài Gành Dầu Phú Quốc chính là điểm đến đáng để bạn lựa chọn cho kỳ nghỉ hoàn hảo của mình đó.